Số A.074, Tầng 2, Toà nhà Đông Phương (Oriental Plaza), 685 Âu Cơ, Phường Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

084 595 5952

songtranphatt@gmail.com

Vải CVC là gì? Ưu điểm và nhược điểm khi ứng dụng trong ngành công nghiệp may mặc

     

    Vải CVC được coi như là chất liệu phổ biến hàng đầu trong thị trường may mặc hiện nay khi sở hữu nhiều tính năng vượt trội cùng giá cả phải chăng. Vậy thì chất liệu vài CVC là gì, có những tính chất và ứng dụng cụ thể nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

     

    Vải CVC là gì? 

    Vải CVC là cụm từ viết tắt từ cái tên khá thú vị đó là “Chief Value Cotton”, đây là chất liệu vải được pha trộn từ hai thành phần khá quen thuộc với nhiều người là sợi Cotton và Polyester. Trong loại vải này, hàm lượng của sợi cotton sẽ luôn bằng hoặc nhiều hơn 50% trong tổng thành phần. 

    Tuy nhiên có một điều rằng những mặt hàng thời trang, dệt may được dệt từ sợi bông sẽ có giá trị cao khi ra thành phẩm. Vì thế mà vải CVC được gọi đùa là vải bông dành cho người nghèo.

    Những ưu điểm nổi bật của vải CVC

    Nhờ vào hàm lượng sợi cùng công nghệ dệt bền bỉ mà chất liệu vải CVC mang trong mình rất nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

    Chi phí rẻ hơn: Việc kết hợp sợi tổng hợp, nhân tạo là Polyester và sợi Cotton sẽ giúp cho chi phí sản xuất vải giảm đi khá nhiều. Từ đó sẽ giúp vải CVC được ứng dụng trong may mặc dễ dàng và phổ biến hơn khi giá cả hợp lý hơn so với các loại vải khác..

    Dễ dàng trong việc làm sạch, giặt giũ: Vải CVC được áp dụng công nghệ dệt thành những đường khít, chặt chẽ với nhau, từ đó giúp dễ dàng làm sạch và giữ quần áo bền bỉ theo thời gian.

    Khả năng chống co rút ấn tượng: Việc pha trộn sợi polyester giúp vải CVC khi sử dụng sẽ ít nhăn và không xảy ra hiện tượng co rút như một số loại vải khác.

    Tính co giãn cao: Vải CVC là dòng vải thun có sự co giãn tốt, phù hợp cho những nhu cầu vận động, làm việc đa dạng

    Độ bền cao: Quần áo, trang phục được may từ vải CVC sẽ bền, giảm co rút, giữ được form lâu nhờ vào việc hỗn hợp vải có chứa sợi polyester. Chính vì thế mà quần áo sẽ giữ được kiểu dáng rất tốt.

     

    Chất vải mềm mịn: Tỷ lệ cottton hơn 50% giúp trang phục may từ vải CVC tạo ra được cảm giác mềm mại, mịn màng tựa như bông, phù hợp cho những làn da nhạy cảm.

    Tính bền màu cao: Chất liệu vải CVC được nhuộm màu bằng thuốc nhuộm than hoạt tính, không gây hại cho da và bảo vệ môi trường. Chính điều này giúp cho trang phục khó bị bạc màu, sở hữu độ bền cao khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hay điều kiện thời tiết khắc nhiệt.

    Tính kháng khuẩn cao: Sợi polyester có trong vải CVC giúp loại vải này có khả năng kháng khuẩn tối ưu, ngăn chặn và chống lại bụi bẩn, nấm mốc hay các loại vi khuẩn có hại cho da.

    Nâng cao khả năng hút ẩm: Thành phần cotton có trong vải CVC giúp người mặc thấm hút mồ hôi và giảm nhiệt tốt, tạo ra cảm giác thoải mái, thoáng mát tuyệt vời.

    Những nhược điểm của vải CVC

    Vải bị chảy xệ: Vải CVC sở hữu khả năng co giãn tốt, có thể co giãn 4 chiều, đa chiều là một lợi thế. Tuy nhiên điều này cũng gây ra tình trạng vải có tình trạng chảy xệ, không còn đẹp so với khi mới sử dụng. 

    Xù lông trên bề mặt vải: Vải CVC được cấu tạo đa phần từ sợi cotton mà cụ thể là bằng

    hoặc trên 50%. Do đó, đa phần mọi người sẽ thấy quần áo bắt đầu bị xù lông nhẹ sau một thời gian sử dụng và gây mất thẩm mỹ so với ban đầu.

    Những lỗ nhỏ trên bề mặt: Vải CVC dễ bị nổ những lỗ nhỏ trên bề mặt của vải, lí do là vì được dệt với mật độ thấp khi sản xuất.

    Khó khăn trong việc giặt ủi: Chất vải CVC là chất vải khá nặng và dày so với những chất liệu vải tương tự khác. Điều này khiến cho việc vệ sinh và làm khô quần áo trong mùa lạnh, nồm ẩm gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian hơn. Thêm vào đó, vải CVC vẫn xuất hiện nếp nhăn mờ sau khi đã được là, ủi,

    Cách để phân biệt vải CVC là gì?

    Hiện nay trên thị trường, vài CVC được phân loại phần lớn dựa vào hàm lượng sợi cotton và polyester có trong chất liệu vải. Sau đây là 4 loại vải CVC phổ biến: 

    1. Vải CVC 65/35: Như tên gọi, chất liệu vải này có 65% hàm lượng sợi cotton tự nhiên và 35% hàm lượng sợi polyester trong thành phần cấu tạo. Tỷ lệ như trên sẽ gần giống với vải cotton 100%. Vì thế đây sẽ là lựa chọn lý tưởng để thay cho vải cotton 100%.

    2. Vải CVC 60/40: Đây là chất liệu được pha trộn giữa 60% hàm lượng sợi cotton và 40% polyester. Khi sản xuất ra loại vải này, thợ dệt sẽ tiến hành dệt chéo 2/1, chéo 2/2 hoặc dệt kiểu vân điểm để ra được thành phẩm. Kiểu vải này có mật độ sợi dệt khoảng 26 cho đến 98 sợi chiều ngang và 40 đến 145 sợi đối với chiều dọc.

    3. Vải CVC 2 chiều: Ở chiều ngang, độ co giãn của loại vải này là rất tốt, vì thế nó được sử dụng nhiều trong sản xuất đồng phục công sở hoặc những lĩnh vực thời trang không mang tính vận động cao hay di chuyển mạnh nhiểu.

    4. Vải CVC 4 chiều: 

    Chất liệu vải CVC này có cho mình độ co giãn tốt ở chiều ngang và dọc, được ứng dụng phổ biến cho trang phục, sản phẩm đanh cho môi trường cần di chuyển, vận động với tần suất cáo. Thường được ứng dụng làm đồng phục cho các sự kiện, teambuilding, chiến dịch quảng cáo,...

    Những ứng dụng nổi bật của chất liệu vải CVC trong ngành may mặc

    Nhờ vào những tính năng vượt trội, vải CVC được ứng dụng rất phổ biển trong việc sản xuất những mặt hàng may mặc. Sau đây là những sản phẩm phổ biến được may từ chất liệu vải CVC:

    • Đồng phục: Vải CVC thường được chọn để may các loại đồng phục đa dạng như đồng phục công ty, đồng phục cho nhân viên giao hàng, nhà hàng, khác sạn hay cả nhân viên văn phòng; nhờ vào sự thoải mái mà loại vải này mang lại.
    • Đồ mặc ở nhà: Nhờ vào tính chất mềm mại, thông thoáng mà vải CVC được ứng dụng nhiều vào may đồ bộ mặc ở nhà. Các loại quần áo, đồ ngủ ở nhà may từ vải CVC đều phù hợp với thời tiết 4 mùa, quanh năm suốt tháng.

    Áo thun: Sở hữu độ dày khá cao cùng độ bền, co giãn tốt nên vải CVC thường được

    • lựa chọn để sản xuất nhiều mẫu áo thun như áo thun cổ tròn, áo thun cổ trụ,... 
    • Trang phục thể thao: Vải CVC là lựa chọn tối ưu khi may các loại đồ thể thao vì các tính năng như thấm thút mồ hôi tốt, độ co giãn đa chiều, đáp ứng được mọi nhu cầu vận động từ người mặc.
    • Áo sơ mi: Sản phẩm áo sơ mi được may từ vải CVC sẽ mang lại những tính năng như thoáng mát, hạn chế nhăn và màu sáng tái, giúp mang lại cảm giác chỉn chu, chuyên nghiệp cho người mặc.
    • Đầm váy: Những kiểu đầm váy được may từ vải CVC thường không cầu kỳ, mà kiểu dáng sẽ đơn giản, ưu tiên sự thoải mái, trẻ trung và năng động. 

    Cách để nhận biết vải CVC chuẩn là gì?

    Vải CVC mang trong mình những tính chất, đặc điểm có phần riêng biệt với những loại vài khác trên thị trường, giúp cho việc phân biệt nó không quá khó khăn như một số người vẫn nghĩ. Sau đây là một số cách cơ bản giúp bạn có thể nhận biết được vải CVC: 

    Nhận biết bằng cách dùng lửa: Nếu vải cháy nhanh, toả ra mùi nhựa và khi đã cháy xong có hiện tượng tro vón thành cục nhỏ thì đó chính là vải CVC.

    Nhận biết bằng cách dùng nước: Vải thun CVC sở hữu tính năng thấm nước nhanh nên bạn hãy nhúng thử vải vào xô nước để nhận biết được đó có phải vải CVC hay không.

    Nhận biết thông qua tính chất đặc trưng: Bạn hãy lấy mẫu vải CVC và vò nó thất kỹ, nếu bạn thấy mẫu vải ít bị nhàu thì đó chính là vải CVC.

    Đây là một số thông tin hữu ích về vải CVC mà Song Trần Phát gửi đến bạn. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về giá thành, hoa văn, kiểu vải. Hãy nhanh tay liên hệ đến các xưởng dệt may uy tín để được tư vấn bạn nhé!

     

     

    Liên Hệ Với Chúng Tôi

    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SONG TRẦN PHÁT

    📍 Địa chỉ: Số A.074, Tầng 2, Tòa nhà Đông Phương (Oriental Plaza),
    685 Âu Cơ, Phường Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh


    📞 Di động (Việt Nam): 084 595 5952
    📞 Di động (Quốc tế): +84 365 154 777
    🌐 Website: www.songtranphat.vn
    📧 Email: songtranphatt@gmail.com

    Hãy để Song Trần Phát đồng hành cùng bạn trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc chất lượng! Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá tốt nhất!

     



     

    Zalo
    084 595 5952 084 595 5952